Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Nghị quyết số 16/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thái Nguyên về việc đặt tên 15 tuyến đường, phố trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn

2023-06-25 12:37:00.0

              Ngày 10 tháng 5 năm 2023, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết về việc đặt tên 15 tuyến đường, phố trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gồm:

1. Đường 1 tháng 8

- Điểm đầu: ranh giới tiếp giáp giữa TDP An Long, thị trấn Hùng Sơn và xóm 2, xã Hà Thượng (QL37 Km149+920).

- Điểm cuối: ranh giới tiếp giáp giữa TDP Đình, thị trấn Hùng Sơn và xóm Phố Dầu, xã Tiên Hội (QL37 Km154+250).

1 tháng 8 là ngày hình thành huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (01/8/1922).

2. Đường Hàm Rồng

- Điểm đầu: TDP An Long, Quốc lộ 37 (Km151+070), bên phải (Km0).

- Điểm cuối: TDP Hàm Rồng, Km0+400.

  Hàm Rồng là tên của một tổ dân phố của thị trấn Hùng Sơn. Tên gọi Hàm Rồng có từ lâu đời, được Nhân dân quen gọi, in sâu vào tiềm thức của Nhân dân trong TDP. Năm 2021, TDP Hàm Rồng được thành lập trên cơ sở sáp nhập TDP 3 và một phần của TDP Liên Giới theo Nghị quyết số 206/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Thái Nguyên.

3. Đường Nam Sông Công

- Điểm đầu: TDP Cầu Thành 2 (QL37 Km152+370), bên phải (Đường NSC Km0).

- Điểm cuối: TDP Đồng Trũng (QL 37 Km1 + 600) (ngầm tràn suối Mang).

Sông công là dòng sông bắt nguồn từ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Sông Công cùng với Núi Cốc đã đi vào thi ca mang màu sắc huyền thoại trong bài hát huyền thoại Hồ Núi Cốc của nhạc sỹ Phó Đức Phương. Hồ Núi Cốc là một hồ nhân tạo rộng lớn, cùng với rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ mà trước đây là đồi núi. Sông Công, Hồ Núi Cốc là công trình thủy lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế Nông nghiệp, bảo vệ môi trường, tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4. Đường Phạm Bá Trực

- Điểm đầu: TDP Cầu Thành 1, QL37, Km152+370, bên trái (Km0).

- Điểm cuối: TDP Cầu Thành 1 (Km0+250).

Phạm Bá Trực: (1898-1954) là một tu sĩ Công giáo người Việt và là đại biểu  Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Linh mục đầu tiên tham gia cách mạng và giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam  Dân chủ Cộng hòa. Ông nguyên là Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội. Ông  cũng là đại biểu Quốc hội có nhiều văn bằng tiến sĩ nhất trong Quốc hội Việt Nam từ trước tới nay (ba bằng tiến sĩ).

5. Đường Hùng Sơn

- Điểm đầu: TDP Chợ 2 (QL37, Km152 + 980, bên phải).

- Điểm cuối: Đường tròn khu vực trường Mầm non Quốc tế Ánh Dương.

- Chiều dài 950m, mặt đường bê tông nhựa, chiều rộng hiện trạng 27m - 30m.

Hùng Sơn là địa danh gắn liền với di tích lịch sử quốc gia - di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nhân dân xã Hùng Sơn (năm 1954 và năm 1958); địa điểm công bố ngày Thương binh - Liệt sỹ toàn quốc (27/7/1947) tại xã Hùng Sơn (nay là thị trấn Hùng Sơn), huyện Đại Từ.

6. Đường 19 tháng 8

- Điểm đầu: TDP Chợ 2 (QL 37 Km153+150) (Đường Đồng Khốc Km0), bên trái.

- Điểm cuối: TDP Sơn Tập 3 (Phố Sân Tập) (Km0+600), bên trái.

- Đề xuất đặt tên: Đường 19 tháng 8

19 tháng 8: là ngày cách mạng tháng Tám thành công.

7. Đường Lưu Nhân Chú

- Điểm đầu: TDP Chợ 1, (QL37 Km153+200) (DT261 Km0).

- Điểm cuối: ranh giới tiếp giáp giữa TDP Phú Thịnh, Sơn Tập 2, thị trấn Hùng Sơn và xóm Bình Sơn, xã Bình Thuận (DT261 Km0+985).     

Lưu Nhân Chú: Vị tướng tài ba, thao lược, người huyện Đại Từ đã cùng cha và em rể tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh (bắt đầu từ 1418) do Lê Lợi lãnh đạo. Lưu Nhân Chú tham gia hội thề Lũng Nhai (1416), tham dự khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi ban đầu. Ông trở thành một võ quan cao cấp nhất, người đứng đầu chỉ huy quân sự của nghĩa quân Lam Sơn. Năm 1429, vua Lê Thái Tổ phong cho ông tước Á thượng hầu, tên đứng thứ 5.

8. Đường Đồng Doãn Khuê

- Điểm đầu: TDP Tân Sơn (đèn xanh, đèn đỏ) (QL37 Km153+450, bên trái) (DT263B Km0).

- Điểm cuối: ranh giới tiếp giáp giữa TDP Bàn Cờ 2, thị trấn Hùng Sơn và xóm Hòa Bình, xã Khôi Kỳ (DT263B Km1+300).

- Đề xuất đặt tên: Đồng Doàn Khuê (Đồng Doãn Giai): Sinh năm 1701, người xã Hùng Sơn (nay là thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) ông đỗ Hoàng giáp năm Bính Thìn (1736) đời vua Lê Ý Tông, sau được bổ nhiệm chức Đốc đồng trấn Lạng Sơn.

10. Đường Thanh niên

- Điểm đầu: Khu đô thị 1B (đường Hùng Sơn), (Km0+350, bên trái).

- Điểm cuối: TDP Đình, Quốc lộ 37, Km153+880 (Km0), bên phải.

- Chiều dài 350m, mặt đường bê tông nhựa, chiều rộng hiện trạng 27m - 36m.

- Hạ tầng kỹ thuật: vỉa hè trung bình 4m x 2 - 6m x 2, hệ thống cấp thoát nước có rãnh hai bên, có hệ thống cây xanh, đèn chiếu sáng.

Thanh niên: Là lực lượng to lớn, nguồn lực dồi dào, mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước.

10.  Đường Hòa Bình

- Điểm đầu: đường tròn gần trường Mầm non Quốc tế Ánh Dương (Km1+300).

- Điểm cuối: Khu đồi chè không gian văn hóa trà huyện (Giáp TDP Gò Vầu).

- Chiều dài 1000m, mặt đường bê tông nhựa, đường quy hoạch 27m, đường hiện trạng 27m..

Hòa Bình: là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị, xã hội.

11. Đường Cầu Thông

- Điểm đầu: TDP Cầu Thông 2, DT263B Km0+390, bên trái (Km0).

- Điểm cuối: TDP Tân Sơn, DT261, Km0+330 (Km0), bên trái (Km0+660).

Cầu Thông: địa danh có cụm di tích lịch sử cấp tỉnh gồm Đình, Đền, Miếu Cầu Thông tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa của địa phương.

12. Đường Trương Văn Nho

- Điểm đầu: TDP Tân Sơn (DT261, Km0+100, bên trái).

- Điểm cuối: TDP Chợ 2, cổng phụ trường THPT Đại Từ (Km0+600).

Trương Văn Nho: Anh Hùng lao động Trương Văn Nho được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng lao động nông nghiệp và tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Cuối Năm 1966 đầu năm 1967 Hùng Sơn thành lập HTX Thành Công với nồng cốt là  HTX Cầu Thành hợp nhất cùng 5 HTX trong khu vực do đồng chí Trương Văn Nho làm chủ nhiệm. HTX Thành Công trong giai đoạn đồng chí Trương Văn Nho làm chủ nhiệm, là nơi khởi xướng và thực hiện thành công nhiều sáng kiến, trong đó có vai trò gương mẫu của chủ nhiệm cả trong quản lý và trong lao động như: HTX điều chỉnh lại quỹ ruộng đất. Nhờ những nổi bật trong sự nghiệp hợp tác hóa nông nghiệp, HTX thành công là lá cờ đầu trong các HTX tiên tiến của tỉnh trong nhiều năm liền.

13. Phố Cầu Thành

- Điểm đầu: Quốc lộ 37 Km152+690 (Km0), bên phải.

- Điểm cuối: Đường Nam Sông Công (Km0+250).

Cầu Thành: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm xã Hùng Sơn (nay là thị trấn Hùng Sơn) vào ngày 20/9/1954, Bác Hồ đã về thăm cánh đồng xóm Đồng Cả trong khi nông dân địa phương đang thu hoạch vụ lúa đầu tiên sau cải cách ruộng đất. Lần thứ 2 là ngày 02/3/1958, Bác về thăm Hợp tác xã Cầu Thành, một trong những hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của cả nước mới được thí điểm xây dựng, khi đó, Bác đã đứng tại nhà ông Trịnh Văn Thịnh, xóm Cầu Thành nói chuyện với bà con Nhân dân.

14. Phố Sân Tập

- Điểm đầu: TDP Sơn Tập 2, DT261 km0+620, bên trái (Km0).

- Điểm cuối: TDP Sơn Tập 3, cổng bệnh viện đa khoa huyện (Km0+250).

Sân Tập: là tên gọi một khu phố của Hùng Sơn thời Pháp thuộc. Tên gọi Sân Tập bắt nguồn từ cái sân tập của quân Pháp (từ 1884 - 3/1945), của Nhật (từ tháng 3 - 8/1945). Sau cách mạng tháng 8/1945, sân tập trở thành sân vận động nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, nghi lễ của huyện.

15. Phố Bàn Cờ

- Điểm đầu: TDP Bàn Cờ 2, đường 263B (Km1+050), bên trái.

- Điểm cuối: TDP Bàn Cờ 2 (Km0+600).

Bàn Cờ: Tổ dân phố Bàn Cờ, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ là quê hương của vị Hoàng giáp Đồng Doãn Giai ( Đồng Doãn Khuê); vào ngày 27/7/1947, tại đây đã diễn ra Lễ công bố lấy ngày 27/7 hàng năm là Ngày Thương binh - Liệt sĩ toàn quốc.

Nghị quyết số 16/NQ-HĐND


UBND xã Phú Lạc

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 210200